Lắp đặt dây chuyền sơn hiện đại
CNC-VINA cung cấp giải pháp tổng thể dây chuyền sơn. Thiết kế, chế tạo, lắp đặt dây chuyền sơn nhựa hiện đại, vận hành ổn định, năng suất cao và thân thiện với môi trường từ các chuyên gia sơn hàng đầu Việt Nam.
Dây chuyền sơn nhựa cho ngành ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị, đồ gia dụng theo yêu cầu khách hàng: sơn bumper ô tô, sơn yếm xe máy, sơn vỏ xe máy điện, vỏ thiết bị gia dụng và sản phẩm điện, điện tử, đồ dùng công nghệ.
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Hotline: 0915744664 | 0915740880
Email: Sales01@cncvina.com.vn | Sales03@cncvina.com.vn
.
Dây chuyền sơn tự động được thiết kế đặc biệt cho công đoạn sơn lớp phủ bề mặt của vỏ nhựa sản phẩm mũ bảo hiểm phục vụ khách hàng Châu Âu. Dây chuyền sơn mũ bảo hiểm bao gồm hệ thống băng tải xích, các buồng tiền xử lý với vòi phun áp suất cao, chống tĩnh điện (anti static). Buồng phun sơn không bụi, hệ thống pha sơn tự động, sấy khô và hệ thống tích hợp, nhiệt độ ổn định, hệ thống điều khiển, xử lý khí thải thân thiện với môi trường.
Các công đoạn sơn của hệ thống phun sơn tự động
1. Gá chi tiết, sản phẩm lên Jig sơn
Sản phẩm nhựa sẽ được gá lên jig sơn dạng treo hoặc kẹp để quá trình làm sạch và sơn dễ dàng. Jig sơn mang sản phẩm chạy từ đầu tới cuối dây chuyền sơn nhờ hệ thống băng tải xích hanger conveyor hoặc băng tải chạy dưới sàn xưởng floor conveyor. Tốc độ của băng tải được kiểm soát và có thể điều chỉnh được.
Tùy thuộc kích thước của sản phẩm và khả năng đáp ứng của đồ gá cũng như dây chuyền sơn, mỗi jig sơn có thể gá, treo số lượng sản phẩm cùng lúc hoặc chỉ một sản phẩm trên mỗi jig. Đặc điểm chung của các jig sơn này là đều có thể quay tròn trong khi chuyển động tịnh tiến.
2. Xử lý bề mặt sản phẩm
Chất lượng bề mặt sản phẩm trước khi sơn quyết định nhiều tới độ bền của lớp sơn trên bề mặt sản phẩm. Các chi tiết, sản phẩm nhựa trước khi sơn cần được làm sạch. Sau khi gá chi tiết, công nhân sẽ lau thô bề mặt sản phẩm rồi được xì khô bề mặt bằng các vòi phun nozzle áp suất cao. Tại đây, sản phẩm được xịt một lớp chống tĩnh điện anti static loại bỏ bụi bẩn để đảm bảo chất lượng bề mặt.
3. Phun sơn
Quy trình sơn xịt bao gồm: sơn lót (Primer), sơn màu (Base Coating) và sơn bóng (Clear Coating). Màu sơn được pha và đổi màu tự động bằng bộ trộn màu 2K cho ra độ phân giải khác nhau và dẫn vào đầu phun nhờ hệ thống pha sơn, ống dẫn sơn. Độ phân giải màu có thể kiểm soát và điều chỉnh được.
Sản phẩm quay 360° kết hợp đầu phun sơn Nano đưa lên xuống nhờ cánh tay robot 6 trục linh hoạt hoặc manipulator đưa lên đưa xuống đã được lập trình khoảng cách và quỹ đạo vòi phun tối ưu.
Bụi sơn trong không khí được hút theo màn nước tuần hoàn nhờ hệ thống cấp khí và bơm nước tuần hoàn đưa tới hầm và bể xử lý giúp giảm nguy cơ cháy nổ và thân thiện với môi trường.
Một số hình ảnh CNC-VINA triển khai lắp đặt dây chuyền sơn tự động cho khách hàng Châu Âu:
Hình ảnh CNC-VINA lắp đặt robot sơn 6 trục
Hình ảnh CNC-VINA lắp đặt hệ thống pha sơn và ống dẫn sơn
4. Sấy sản phẩm
Sau mỗi công đoạn sơn, sản phẩm cần được sấy khô trong lò sấy (cấp nhiệt bởi khí nóng từ buồng đốt bằng gas hoặc dầu). Hoặc sấy bằng UV, hồng ngoại tùy mức độ nhạy cảm của sản phẩm. Nhiệt độ và thời gian sấy tùy thuộc kích thước và cấu tạo sản phẩm cũng như chiều dày lớp sơn.
Hình ảnh sản phẩm đi ra từ lò sấy
5. Jig sơn nhựa
Jig sơn nhựa sau một thời gian sử dụng sẽ bị lớp sơn dầy phủ lên. Tẩy jig cũng là một công đoạn cần được chú trọng. Có thể tẩy bằng hóa chất hoặc phun cát, đốt Jig tùy thuộc yêu cầu công nghệ và mức đầu tư của khách hàng
Hệ thống cơ điện phụ trợ
1. Hệ thống cấp nước nóng boiler
Boiler - nồi hơi công nghiệp (hay còn gọi là lò hơi công nghiệp) sử dụng nhiên liệu giấy vụn, than củi... để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho lò sấy
Hình ảnh hệ thống cấp nước nóng boiler
2. Hệ thống nén khí & máy sấy khí
a. Máy nén khí
Máy nén khí công nghiệp có chức năng tăng áp suất chất khí. Áp suất được tạo ra từ máy nén khí sẽ được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. Đối với các máy nén công suất cao thì nguyên lý động năng tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn, máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này: máy nén khí ly tâm, máy nén khí đối lưu và máy nén khí dòng hỗn hợp… Nhiệm vụ chính của máy nén khí là tạo và nén không khí để tạo ra lực đẩy cho súng phun để phun sơn lên bề mặt sản phẩm.
b. Máy sấy khí
Máy sấy khí trong hệ thống sơn tĩnh điện có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định bước sơn tĩnh điện cho sản phẩm có đạt hiệu quả cao nhất hay không là do quá trình tách và làm khô khí nén trước khi đi qua súng phun sơn. Nhiệm vụ chính nhất của máy sấy khí không chỉ tách nước ra khỏi khí nén mà còn tách cả những tạp chất bụi bẩn và phân tử dầu trong khí nén để tạo ra nguồn khí sạch và khô khi kết hợp với bộ lọc.
3. Hệ thống cấp khí sạch
Hệ thống cấp khí sạch cho buồng sơn rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Hệ thống cấp khí sạch buồng sơn phải được thiết kế để chống bụi bẩn, nhiệt độ, độ ẩm, tổng lưu lượng cấp gió/giờ, tần suất trao đổi gió, tỉ lệ lấy gió tươi phải được kiểm soát để phù hợp với công nghệ sơn từng loại sản phẩm.
Kỹ thuật phân phối dòng khí trong buồng sơn là dòng khí đơn chiều để làm giảm sự phát tán sơn trong buồng sơn. Hộp cấp gió cho buồng sơn phải có diện tích đủ lớn để bao phủ toàn bộ khu vực sơn cũng như cung cấp đủ lưu lượng gió theo thiết kế. Hệ thống lọc, kiểm soát độ ồn đảm bảo sự thoải mái cho người lao động trong khu vực sơn.
4. Hệ thống xử lý mùi sơn
Dùng màng nước thu bụi sơn đồng thời kết hợp với bộ lọc than hoạt tính xử lý mùi của dung môi sơn, tăng tối đa hiệu quả lọc mùi sơn trước khi đẩy ra ngoài môi trường.
Hình ảnh hệ thống dập bụi sơn và bộ lọc than hoạt tính
5. Hệ thống cứu hỏa, xử lý nước thải sơn
a. Hệ thống cứu hỏa
Nguy hiểm cháy của sơn tĩnh điện do sơn phu ra dưới dạng tạo sương mù trong trường có điện áp cao. Khi sự trao đổi khí không đầy đủ có thể tạo thành môi trường nguy hiểm cháy trong khu vực sơn và hệ thống thông gió. Nguồn nhiệt gây cháy có thể là tia lửa phát sinh tại các mối nối của dây dẫn với máy biến áp, thiết bị tiếp địa, bảng điều khiển và ở một số vị trí khác, nơi cách điện của dây dẫn bị phá hủy... Do đó, các biện pháp phòng cháy sơn tĩnh điện luôn được các kỹ sư tính toán thiết kế ngay từ khâu lên phương án.
Về cơ bản một hệ thống phòng cháy sơn tĩnh điện bao gồm:
- Thiết kế và đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động với độ tin cậy cao, loại trừ được khả năng hình thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.
- Thể tích không khí hút ra được xác định ứng với vận tốc chuyển động của không khí qua cửa buồng.
- Có hệ thống khóa chuyền đảm bảo chỉ mở thiết bị sau khi quạt gió hoạt động và tự động ngắt khi quạt gió không hoạt động.
- Có hệ thống khóa chuyền đối với cửa buồng sơn, đảm bảo ngắt điện cao cáp và dừng quay của chén xoay trong vòi phun khi cửa này mở, tránh để hơi sơn lọt ra ngoài vào các phòng lân cận.
- Thiết kế nút “stop” đảm bảo ngắt hoàn toàn thiết bị sơn khỏi mạng điện khi gặp sự cố hoặc hư hỏng.
b. Hệ thống xử lý nước thải sơn
Thành phần bụi sơn trong quá trình phun sơn được lớp màng nước giữ lại tại buồng phun sơn; theo dòng nước xuống bể chứa nước tuần hoàn. Từ đây nước thải được chuyển qua hệ thống xử lý nhằm tách được các chất ô nhiễm ra khỏi nước và tuần hoàn lại lượng nước đã xử lý.
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: