Dây chuyền sơn ô tô
Dây chuyền sơn ô tô và giải pháp tổng thể cho dây chuyền sơn trong nhà máy đã và đang được CNC-VINA cung cấp tới các khách hàng tại Việt Nam. Dây chuyền sơn được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành với công nghệ hiện đại, chi phí đầu tư hợp lý và thân thiện với môi trường giúp đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Với sự hợp tác cùng các chuyên gia sơn từ các thương hiệu về dây chuyền sơn hàng đầu thế giới và các nhà máy sản xuất ô tô trong nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng giải pháp công nghệ hiện đại và hiệu quả.
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Hotline: 0915744664 | 0915740880
Email: Sales01@cncvina.com.vn | Sales03@cncvina.com.vn
Dây chuyền sơn ô tô là một trong những dây chuyền quan trọng của nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô. Cùng với dây chuyền hàn thân vỏ, dây chuyền lắp ráp, đầu tư dây chuyền sơn ô tô trong nước giúp tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam được nâng cao, từng bước làm chủ công nghệ và chủ động quy trình lắp ráp, sản xuất.
CNC-VINA là đơn vị cung cấp dây chuyền sơn ED, sơn tĩnh điện, sơn nhựa có nhiều kinh nghiệm trong ngành sơn ô tô, xe máy. Chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt Dây chuyền xưởng sơn cho các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô xe máy và thiết bị công nghiệp. Ứng dụng công nghệ sơn điện ly, sơn tĩnh điện ED hiện đại, khép kín, tự động hóa đem lại năng suất cao, thân thiện với môi trường.
[toc heading_levels="1,2,3,4"]
Các giải pháp sơn do CNC-VINA cung cấp đã và đang phát huy được hiệu quả, đem lại lợi nhận cao nhất cho khách hàng với chi phí đầu tư tối ưu nhất.
Tại sao nên chọn CNC-VINA là đối tác thiết kế, chế tạo và lắp đặt dây chuyền sơn ô tô tại Việt Nam?
Chi phí cho một dây chuyền sơn ô tô ngoại nhập thường cao
Một trong những ưu tiên hàng đầu của các khách hàng đang dự định đầu tư dây chuyền sơn ô tô đó là chi phí đầu tư. Thông thường, chi phí đầu tư dây chuyền sơn sẽ khá cao nếu lựa chọn các đối tác là các hãng sơn ô tô nước ngoài. Chi phí lớn ngoài lí do chất xám và công nghệ hiện đại còn do các chi phí cho chuyên gia(ăn ở, làm việc, đào tạo, vận hành, bảo trì bảo dưỡng…) chi phí thiết bị, vật liệu nhập ngoại, thủ tục hải quan, vận chuyển…Nếu lựa chọn các nhà thầu trong nước để hợp tác, các chi phí sẽ được cắt giảm rõ rệt.
CNC-VINA đưa công nghệ sơn từ các chuyên gia sơn hàng đầu thế giới đến với khách hàng
Các dây chuyền sơn ô tô được thiết kế với sự hợp tác giữa CNC-VINA và các đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sơn ô tô đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, các chuyên gia sơn làm việc lâu năm tại các xưởng sơn từ các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy tại Việt Nam. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về công nghệ sơn, chất lượng lắp đặt, dịch vụ đào tạo, bảo trì bảo dưỡng từ nhà cung cấp trong nước.
Giảm đáng kể chi phí nguyên vật liệu lắp đặt dây chuyền sơn nếu lựa chọn nhà cung cấp trong nước
Toàn bộ kết cấu chế tạo và lắp đặt bởi CNC-VINA-nhà cung cấp trong nước sẽ giúp khách hàng có được lợi ích về giá thành và chi phí đầu tư. CNC-VINA nói riêng và các đơn vị sản xuất kết cấu, lắp đặt dây chuyền sơn nói chung đều có chất lượng gia công, chế tạo và lắp đặt không hề thua kém các đơn vị nước ngoài.
Nguồn vật tư, vật liệu và chi phí gia công, chi phí lao động, nhân công lắp đặt luôn sẵn sàng với giá thành thấp hơn các đối tác nước ngoài rất nhiều. Nhà thầu lắp đặt dây chuyền sơn trong nước hoàn toàn chủ động trong gia công, chế tạo và lắp đặt mà không phụ thuộc thời gian nhập khẩu, vận chuyển.
Tiến độ lắp đặt dây chuyền sơn luôn đảm bảo
Ngoài lý do chủ động về gia công, chế tạo và nhân sự lắp đặt giúp khách hàng được lợi về giá thành đầu tư, các chuyên gia sơn nhiều kinh nghiệm của chúng tôi được phân công công việc chuyên môn hóa luôn chủ động trong các hạng mục được giao. Khả năng tương tác với khách hàng và giải quyết các vấn đề tại công trường nhanh và linh hoạt. Giúp đảm bảo tiến độ lắp đặt, vận hành hệ thống.
Các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn lao động luôn được tuân thủ giúp giảm thiểu tối đa các sự cố ảnh hưởng tới tiến độ của dự án
Chủ động trong khâu vận hành, bảo trì và bảo dưỡng
Với đội ngũ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phụ trợ, dây chuyền công nghệ sơn nhiều kinh nghiệm và các chuyên gia sơn Việt Nam, nước ngoài, nhân sự làm việc tại các dây chuyền sơn của khách hàng sẽ được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ và chi tiết giúp vận hành dây chuyền chính xác, ổn định và an toàn. Các công nghệ mới và các kinh nghiệm trong quá trình vận hành cũng được chúng tôi chia sẻ giúp khách hàng nâng cao được năng suất sơn và an toàn lao động.
Với việc lựa chọn đơn vị lắp đặt dây chuyền sơn tại Việt Nam, khách hàng sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia sơn trong thời gian ngắn nhất và nhanh nhất.
Quy trình cơ bản của một dây chuyền sơn ô tô
Sơn một chiếc xe không phải là dễ dàng như cách bạn thấy các nhân viên thường làm tại các garage bạn đã từng qua. Bạn không thể chỉ cầm một cây cọ sắt chà bề mặt và bắt đầu sơn xe của mình. Bạn phải chuẩn bị và tiến hành rất nhiều công đoạn trước khi bắt đầu sơn xe. Chúng tôi sẽ nói về tất cả các bước cần thiết để sơn một chiếc xe hơi. Tất nhiên, tùy thuộc cách xây dựng quy trình công nghệ sơn của các hãng sơn và yêu cầu sơn, công suất, số model xe và mức độ tự động hóa của khách hàng, một số công đoạn trong dây chuyền sơn có thể được lược bỏ hoặc kết hợp vào trong các công đoạn khác, hoặc thêm vào. Theo đó các hệ thống phụ trợ có thể được đơn giản hóa đi. Nhưng về cơ bản quy trình sơn bao gồm các bước sau:
Khung vỏ xe đi qua dây chuyền tiền xử lý(Pre-Treatment) và được sơn điện ly (E-coat) sơn ED
Quy trình làm sạch, sơn ED được tiến hành bởi hệ thống bể thép, bể inox khối tích vài chục tới vài trăm m3/bể-Dây chuyền PT&ED có hệ thống bơm tuần hoàn lọc sơn và kiểm soát các thông số kỹ thuật.
Trạm đầu tiên trong quy trình sơn là tiền xử lý, nơi các vỏ xe đi qua xưởng sơn được làm sạch, rửa nược nóng, tẩy dầu mỡ và thường được phốt phát hóa bề mặt để chuẩn bị cho lớp sơn tiếp theo. Bước thứ hai của quy trình là sơn tĩnh điện-sơn ED, phủ một lớp sơn lót chống ăn mòn bằng cách nhúng thùng xe trong bể dẫn điện. Để đảm bảo rằng bên trong cũng được xử lý đúng cách, thùng xe được ngâm trong suốt quá trìnpjh này.
Tại đây khung xe từ xưởng hàn thân vỏ di chuyển theo xe dolly hoặc băng tải xích transverse, băng tải gắn đồ gá thân vỏ xe được đưa vào vị trí trước dây chuyền được gắp bởi hệ thống cầu trục và nhúng qua các bể hoặc đồ gá trên băng tải xoay 180 độ nhúng vỏ xe xuống bể. Trong suốt các công đoạn thuộc dây chuyền sơn, thân xe được đặt trên các đồ gá gắn liền xe trolley trên ray đẩy hoặc băng tải xích chạy bằng động cơ (floor conveyor) hoặc băng tải treo(hanger conveyor) được lập trình.
Công nghệ sơn ED truyền thống hiện đang được sử dụng trong ngành ô tô nhiều năm nay với bể nhúng phủ FRP và các bản điện cực anode. Công nghệ tiền xử lý và sơn phủ tĩnh điện với Ecopaint WetSystem dựa trên công nghệ tiên tiến, linh hoạt đang được Durr-hãng sơn ô tô của Đức ứng dụng cho các dây chuyền sơn ô tô mới đây.
Việc sơn một chiếc xe hơi đòi hỏi một môi trường thích hợp, không có bụi xung quanh và độ ẩm cao. Các bể hóa chất, nước DI luôn cần được kiểm soát các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, độ PH…để đảm bảo lớp sơn ED tốt nhất.
Lớp sơn ED khung xe ô tô là lớp sơn quyết định độ bền của thân vỏ xe. Trong quá trình sử dụng, lớp sơn màu trang trí bạn nhìn thấy bên ngoài có thể bị xước, phá hủy làm lộ khung xe bên trong. Nếu quy trình sơn ED không tốt, kết cấu xe sẽ bị ảnh hưởng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Điều này là không được phép. Nó bảo vệ xe khỏi bị ăn mòn, đặc biệt là các hốc của thân xe không thể tiếp cận dễ dàng bằng phương pháp sơn phun.
Hơn nữa, chất lượng sơn ED ảnh hưởng tới công đoạn sơn Primer và Top Coat sẽ nói sau đây.
Sấy khô lớp sơn ED trong lò sấy
Lớp sơn tĩnh điện ED bám phủ trên thân xe sau khi ra khỏi bể sơn được sấy ED trong lò sấy khí nóng Oven có thể lên tới 150 độ C. Các thông số nhiệt độ, thời gian sấy của lò được lập trình PCL và kiểm soát theo từng model xe. Lò Oven được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt – buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ thống làm mát bằng quạt giúp giảm nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.
Đánh bóng, bơm keo làm kín gầm, bọc tiêu âm
Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến khu vực bắn keo làm kín, sealant và phun PVC gầm, sound damper trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.
Sơn primer và top coat trong các buồng sơn paint booth và sấy trong lò sấy
Đây là các công đoạn sơn xịt spray painting trong các buống sơn được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Sơn bởi người hoặc cánh tay robot sơn dưới sự hỗ trợ của hệ thống pha sơn(mixing), dập bụi sơn, hệ thống điều hòa, thông gió…
Sơn Primer Sơn primer làm nhẵn bề mặt đã có của lớp sơn nền ED, bảo vệ lớp sơn nền chống rỉ và và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn, giúp phát hiện ra bất kỳ bất thường nào của lớp nền và có thể được chà nhám dễ dàng.
Sơn Top coat với công đoạn sơn basecoat và clearcoat. Hai công đoạn sơn này về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở yêu cầu kỹ thuật do công dụng của lớp nền và lớp phủ bên ngoài. Sau khi sơn xong mỗi công đoạn, vỏ xe đều được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ cao trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Sơn top coat thường có 2 công đoạn là sơn lớp base coat và clear coat.
Base coat : mang lại màu sắc chính cho thân xe, do đó nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng thị giác với khách hàng.
Clear coat : được sơn sau cùng. Nó bảo vệ xe khỏi các yếu tố bên ngoài như mưa nắng, tuyết, bức xạ UV, bụi bẩn…
Các sửa chữa có thể được đan xen tại các khu vực buồng thuộc workzone xung quanh đó.
Tham khảo chiều dày các lớp sơn (tóc người có kích thước 0.1 millimeters=100 µm)
ED: 17-22 µm
Primer: 30-35 µm
Basecoat: 10-20 µm
Clearcoat 30-50 µm
Kiểm tra, sửa chữa, phủ sáp (Inspection, Repair, Wax, Spot repair) trước khi chuyển sang dây chuyền lắp ráp.
Inspection, Repair, Wax, Spot repair - Đây là các công đoạn cuối của dây chuyền sơn ô tô. Hiện nay công đoạn này vẫn chủ yếu sử dụng con người dưới sự hỗ trợ của thiết bị hoặc robot cộng tác.
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy có thể có thêm các dây chuyền sơn nhựa giúp sơn các chi tiết nhựa, bumper phục vụ lắp ráp xe hoàn thiện.
Các hệ thống, thiết bị trong dây chuyền sơn ô tô
Dây chuyền sơn ô tô là dây chuyền tuần tự đòi hỏi mỗi công đoạn phải luôn đảm bảo chất lượng để không ảnh hưởng tới công đoạn tiếp theo. Vì vậy, ngoài hệ thống chính, hệ thống phụ trợ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong dây chuyền.
Các hệ thống, thiết bị trong dây chuyền sơn ô tô bao gồm:
Hệ thống dây chuyền sơn PT-ED. Bồn, tank bể chứa dầu, chứa hóa chất, bể nhúng sơn…
Hệ thống cấp nước DI, RO, Boiler cấp nước nóng, Chiller giải nhiệt, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống bơm tuần, hệ thống lọc UF lọc sơn…
Hệ thống sơn nhựa
Hệ thống băng tải, xích tải (Conveyor), hệ thống nâng hạ (hoist, cranes)
Lò sấy (Oven) sau mỗi công đoạn sơn. Hệ thống buồng đốt với đầu đốt gas, đốt dầu burner tiếp nhiên liêu từ trạm dầu, trạm LPG.
Buồng sơn (Paint booth). Hệ thống cấp gió tươi cho dây chuyền (ASU, AHU) và điều hòa không khí, cân bằng nhiệt độ và áp suất. Hệ thống dập bụi sơn, xử lý cặn sơn.
Hệ thống pha sơn tự động Mixing: 1 màu, 2 màu, 5 màu…và các thiết bị sơn.
Hệ thống, dây chuyền tẩy sơn, đốt JIG…
Khu vực các buồng phun keo, đánh bóng, sửa chưa (Workzone)
Hệ thống hệ thống cứu hỏa, khí nén, nước cấp, điện động lực, chiếu sáng…
Tùy thuộc mặt bằng và thiết kế mà dây chuyền sơn có thể được bố trí các công đoạn trên mặt bằng nằm nối tiếp nhau hoặc song song, hoặc theo layers hầm-sàn-tầng.
CNC-VINA cung cấp tới khách hàng dây chuyền sơn ô tô, xe máy, sơn các sản phẩm theo yêu cầu với công nghệ sơn hiện đại và mức đầu tư tối ưu. Khách hàng quan tâm tới sản phẩm dây chuyền sơn vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ: