Thiết kế, lắp đặt dây chuyền sơn ô tô Hyundai

Ngày 20 tháng 9 năm 2020, liên doanh tập đoàn Thành Công và HYUNDAI Motor (Hàn Quốc) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy HYUNDAI Thành Công số 2 với công suất theo thiết kế đạt 100.000 xe/ năm tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn: dự kiến giai đoạn 1 hoàn thành vào tháng 6 năm 2022 và giai đoạn 2 hoàn thành vào tháng 6 năm 2025.

Diện tích xây dựng: 50ha với phân xưởng sơn rộng 12.150 , được lắp đặt dây chuyền sơn ô tô tiên tiến nhất nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm ở thị trường có khí hậu tương đối khắc nghiệt như Việt Nam.

Công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ & CNC Việt Nam triển khai thiết kế, lắp đặt 2 dây chuyền sơn ô tô của nhà máy từ 12/2021 đến 6/2022. CNC-VINA cung cấp các giải pháp tổng thể dây chuyền sơn hiện đại, tối ưu trong thiết kế, chế tạo, vận hành ổn định khi đưa vào khai thác, sử dụng, năng suất cao và thân thiện với môi trường từ các chuyên gia sơn hàng đầu Việt Nam.

Với lợi thế là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các dự án thiết kế, lắp đặt, cải tạo xưởng sơn, dây chuyền sơn cho các khách hàng lớn tại Việt Nam. CNC-VINA dễ dàng đem lại sự tin tưởng cho khách hàng và mang đến những dòng sản phẩm với chất lượng tốt nhất cùng chi phí đầu tư tối ưu nhất.

Công ty CNC-VINA là nhà thầu chính đảm nhiệm thiết kế, lắp đặt dây chuyền sơn ô tô HYUNDAI bao gồm:

  • Hệ thống dây chuyền sơn PTED.
  • Hệ thống màng lọc UF lọc sơn.
  • Hệ thống xử lý cấp nước nước RO, DI.
  • Hệ thống buồng sơn (Paint Booth).
  • Hệ thống đầu đốt, lò sấy (Oven) sau mỗi công đoạn sơn: sơn ED (ED Oven), Sealer (Deadner Oven), sơn Primer, sơn Top Coat (Top Coat Oven).
  • Hệ thống sơn nhựa.
  • Hệ thống cấp gió tươi cho dây chuyền (ASU-Air Supply Unit) và điều hòa không khí, cân bằng nhiệt độ và áp suất cho hệ thống lò sấy, buồng sơn.
  • Hệ thống điều hòa không khí cho buồng sơn, sấy, khu vực làm việc (AHU-Air Handling Unit).
  • Hệ thống Chiller cấp nước lạnh cho bể ED, AHU.
  • Hệ thống Boiler cấp nước nóng cho bể PT.
  • Khu vực kiểm tra, đánh bóng, sửa chữa trước khi chuyển sang lắp ráp.
  • Bồn, bể chứa nước, dầu, hóa chất và bể nhúng sơn.
  • Khung, kết cấu thép bồn bể, lò sấy.

Quy trình công nghệ sơn ô tô cơ bản

Để sơn một chiếc xe ô tô bạn cần phải chuẩn bị và tiến hành rất nhiều công đoạn trước khi bắt đầu sơn xe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình dáng, kích thước xe, công suất, yêu cầu kỹ thuật sơn và mức độ tự động hóa của khách hàng mà một số công đoạn của dây chuyền sơn có thể được loại bỏ đi hoặc kết hợp vào công đoạn khác, hoặc thêm vào. Nhưng về cơ bản thì quy trình công nghệ sơn ô tô cơ bản gồm 7 bước:

  • Tiền xử lý bề mặt trước khi sơn PT (Pre-Treatment).
  • Sơn lớp sơn điện ly ED (Electrophoretic Deposition).
  • Sấy khô lớp sơn điện ly ED trong lò sấy.
  • Bơm keo làm kín gầm (Sealer), đánh bóng (Sanding) và bọc tiêu âm (Sound Dumper). Sơn primer và top coat trong các buồng sơn paint booth bằng robot và sấy trong lò sấy.
  • Kiểm tra (Inspection) và sửa chữa (Repair).

Nguyên lý hoạt động của dây chuyền sơn ô tô

Tiền xử lý PT (Pre-treatment)

Trước khi khung xe ô tô được đem đi sơn thì nó đã trải qua các quá trình gia công kim loại. Do đó, trước khi sơn cần xử lý bề mặt. Trạm đầu tiên trong quá trình sơn là tiền xử lý, nơi mà khung xe được nhúng toàn bộ qua các bể nước nóng, bể tẩy dầu, bể hóa chất và thường được phốt phát hóa để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn bám dính trên trên bề mặt để chuẩn bị cho bước sơn điện ly ED.

lap-dat-day-chuyen-san-xuat-o-to-cncvina

Lắp đặt dây chuyền sơn ô tô HYUNDAI

Sơn điện ly ED (Electrophoretic Deposition)

Sau khi khung xe ô tô đã được tiền xử lý bề mặt, khung ô tô sẽ được chuyển tới bước tiếp theo là sơn điện ly hay còn gọi là sơn điện cực âm hoặc sơn điện DI. Quá trình này phủ một lớp sơn lót chống ăn mòn bằng cách nhúng chìm toàn bộ thùng xe trong bồn dẫn điện để đảm tạo ra lớp sơn mỏng bao phủ toàn bộ chi tiết thân xe kể cả khu vực ngóc ngách nhất.

Sau quá trình sơn điện ly, cặn trên bề mặt và trong lòng sơn điện ly và sơn tĩnh điện cần được xử lý và phục hồi độ sạch. Vì vậy, hệ thống lọc UF (Ultra Filtration) lọc sơn giúp phục hồi độ sạch, phục hồi chất lượng 80-90% sau khi tái chế sơn, do đó tiết kiệm được chi phí mua lại sơn điện ly và tránh ô nhiễm môi trường do việc xả nước thải gây ra.

Các chỉ số về thành phần kim loại trong nước, vi khuẩn, độ ẩm, độ PH cũng có thể làm biến đổi màu sơn gốc, oxi hóa,…nên cần phải loại bỏ. Hệ thống xử lý nước DI có tác dụng nâng cao tuổi thọ và tạo độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi hóa chất và bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học, đảm bảo lớp sơn ED tốt nhất.

Sấy khô lớp sơn điện ly ED trong lò sấy (ED Oven)

Sản phẩm sau khi được làm sạch từ công đoạn trước được đưa tới dây chuyền sấy khô lớp sơn ED bằng hệ thống băng tải (conveyor), hệ thống nâng hạ (hoist, cranes). Sản phẩm được đưa qua đầu vào buồng sấy ở nghiệt độ khoảng 150 độ C với hệ thống lò sấy cấp nhiệt từ các đầu đốt gas, đầu đốt dầu burner (combustion chamber), lò sấy (Oven). Mỗi model xe sẽ có các thông số nhiệt độ, thời gian sấy riêng nên cần có bộ điều khiển PLC để kiểm soát các chỉ số trên. Ở cuối lò sấy sẽ có hệ thống làm mát giúp giảm nhiệt độ của thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Bơm keo làm kín gầm (Sealer), đánh bóng (Sanding) và bọc tiêu âm (Sound Dumper)

Trong các bộ phận ô tô, gầm xe là nơi bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng và tác động nhiều nhất. Việc nằm gần sát mặt đường khiến gầm xe phải liên tục tiếp xúc, bị tác động bởi đất cát, sỏi đá, bụi bẩn, nước, dầu mỡ, các chất bẩn khác từ mặt đường. Kết quả không chỉ khiến gầm bị bẩn mà còn dễ bị trầy xước, ăn mòn, gỉ sét, biến dạng.

Công đoạn này, thân xe ô tô sẽ được đưa đến khu vực bắn keo làm kín, sealant và phun PVC gầm và bọc cách âm giúp bảo vệ gầm xe ô tô khỏi các tác động của yếu tố gây hại từ môi trường cũng như điều kiện di chuyển. Trước khi đi vào công đoạn kế tiếp, những chỗ chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng các máy trà nhám trong phòng đánh bóng.

Sơn Primer và Top Coat (Base + Clear Coat) trong các buồng sơn Paint Booth và sấy khô trong lò sấy

Ở công đoạn này, robot phun sơn, được lập trình một cách chính xác lưu lượng, áp suất, vận tốc, khoảng cách theo từng loại màu và biên dạng của từng loại xe, dưới sự hỗ trợ của hệ thống pha sơn (mixing), dập bụi sơn, hệ thống điều hòa, thông gió.

Sơn Primer (sơn lót) được tạo ra để làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền ED, bảo vệ lớp sơn chống gỉ và tạo một liên kết giữa giữa các lớp sơn, giúp phát hiên bất kỳ bất thường nào của lớp sơn nên và có thể trà nhám dễ dàng. Sơn lót có thể được nhộm màu để phù hợp với màu sơn hoàn thiện.

Sơn màu (Base coat): Là lớp sơn tạo màu cho bề mặt ô tô, mang lại màu sắc chính cho thân xe, có thể là một lớp hay nhiều lớp tùy thuộc vào tính chất của màu sơn ô tô mà nhà sản xuất hoặc khách hàng mong muốn.

Sơn bóng (Clear Coat): Là lớp sơn ngoài cùng có tác dụng bảo vệ bề mặt xe khỏi các yếu tố bên ngoài như: nắng, mưa, tuyết, bức xạ UV, bụi bẩn,…

Kiểm tra (Inspection) và sửa chữa (Repair) trước khi chuyển sang dây chuyền lắp ráp

Đây là công đoạn cuối của dây chuyền sơn ô tô, hiện nay ở công đoạn này vẫn chủ yếu sử dụng con người dưới sự hỗ trợ của thiết bị hoặc robot cộng tác.

Khách hàng quan tâm và có nhu cầu thiết kế, chế tạo và lắp đặt, cải tiến dây chuyền sơn công nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Nhà máy: Điểm công nghiệp Sông Cùng, xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84.915  74 4664 / +84.915 74  0880
Website: www.cncvina.com.vn ; www.cncvina.net
Email: Sales01@cncvina.com.vn | Sales03@cncvina.com.vn